Hiệu Ứng Khan Hiếm | Tâm Lý Học Bán Hàng

khóa học digital marketing

Hiệu Ứng Khan Hiếm | Tâm Lý Học Bán Hàng

Ví dụ: mã giảm giá trùm cuối của Baemin
– Mã giảm giá tuy % ưu đãi cao nhưng chỉ áp dụng vào khung giờ và những quán nhất định.
– Một ngày đẹp trời bạn vào Baemin đặt đồ ăn và sử dụng mã giảm giá TRUMCUOI thì kém may mắn thay lại không đúng vào khung thời gian mã giảm giá có hiệu lực =) thế là mất công chọn món cả buổi, mắc công háo hức chờ được giảm giá!! =) và bạn sẽ cảm thấy buồn, hụt hẫn =) và chính điều đấy sẽ ghi dấu ấn vào não của bạn rằng mã giảm giá này được áp dụng vào khung giờ nào, và chắc chắn rằng bạn sẽ quay lại vào đúng khung giờ để đặt được đơn hàng với mã giảm giá đó mặc dù có thể nhu cầu của bạn chưa đến mức.

Vậy bạn có thắc mắc lí do tại sao các mã giảm giá vẫn nằm ỳ ở mục nhập mã giảm giá mà trong khi đó hiện tại mã giảm giá đó không có hiệu lực, thậm chí là nhiều mã giảm giá khác không có hiệu lực vẫn nằm ỳ ở đó! Chiêu cả các bạn ạ! mặc dù kỹ thuật ẩn những mã giảm giá không có hiệu lực đi là điều vô cùng dễ dàng! ?

Đó chính là hiệu ứng khan hiếm trong kinh doanh.

Hiệu ứng này áp dụng được rất nhiều chiêu trong kinh doanh.

Ví dụ:
– Thay vì bạn có 1000 sản phẩm, và đã bán được 95 sản phẩm, nhưng khi trình bày thông tin thì bạn hãy để 95/100. Các bạn tự ngẩm nhé!!
– Hoặc trong 1 trang bán hàng, có nhiều dòng hàng đã hết hàng, nhưng bạn vẫn để đó và gắn mác là hết hàng, như vậy các sản phẩm còn hàng trên shop của bạn sẽ dễ bán hơn rất nhiều.

—-

– Hoặc 1 ví dụ cụ thể hơn là cung cấp chương trình khuyến mãi, mã giảm giá có giới hạn thời gian sử dụng.
* Nâng cấp hơn tí xíu là việc cung cấp mã khuyến mãi tốt kèm với điều kiện là chỉ dành cho thành viên VIP, sau đó tung ra gói member vip dùng thử trong 14 ngày nữa.
* Vậy nếu bạn là khách hàng thì điều gì sẽ xảy ra???

1 Chiến lược hiệu ứng khan hiếm có thể kết hợp nhiều kỹ thuật, bên cạnh là thông tin giảm giá khuyến mãi có giới hạn thời gian, bạn có thể kết hợp với việc tạo thêm 1 cái đồng hồ điếm ngược trên website để kích thích thị giác của khách hàng.

—-

1 cái nữa ví dụ về hiệu ứng khan hiếm mà ta vẫn thường thấy đó là chương trình flashsale, hiệu ứng này ta có thể hiểu khan hiếm hay cấp bách đều được.
Chương trình này bạn thường thấy trên các sàn thương mai điện tử, ví dụ như shoppe.

Thật ra thì trường trình Flash Sale này diễn ra hằng ngày với sự tham gia của người bán hàng, shoppe sẽ đưa ra chương trình chạy Flash Sale và sau đó những người bán hàng đăng ký tham gia vò chương trình để có cơ hội được hiển thị sản phẩm ở trang Flash Sale của shoppe.

Quay lại vấn đề làm Flash Sale, thì đây chính lá hiệu ứng khan hiếm, chương trình Flash Sale sẽ diễn ra trong 1 thời gian ngắn nhất định, điều đó kích thích những người mua hàng phải nhanh chóng đưa ra quyết định chọn mua sản phẩm hay không.

Nếu Flash Sale mà vẫn chưa bán được hàng thì người ta sẽ tung ra thêm chiêu là giới hạn sản phẩm khuyến mãi bán ra.

Đấy bạn thấy rồi đấy, theo bạn rồi chuyện gì sẽ xãy ra?!!

Upgrade thêm cái nữa: giờ bạn đưa ra thêm chương trình khuyến mãi freeship, chỉ áp dụng bán sản phẩm trong thời gian flash sale!!! rồi bạn biết chuyện gì sẽ xãy ra!!

Mọi người xem chi tiết trong videos bên dưới nhé:

Hiệu Ứng Khan Hiếm | Tâm Lý Học Bán Hàng

Hoặc xem trực tiếp trên kênh Youtube ở đây: Hiệu Ứng Khan Hiếm | Tâm Lý Học Bán Hàng

5/5 - (1 bình chọn)

 

dịch vụ digital marketing trọn gói